Post Detail

Tìm hiểu VR/AR từ con số 0

Posted by: Hadmin | On: 12th Aug, 2021 | Bài Viết, Thực tế ảo

hời gian qua, từ khóa cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến rộng rãi trên các phương tiện báo chí và truyền hình. Đối với cuộc cách mạng này, theo người viết, VR, AR không nắm vai trò chủ chốt nhưng hỗ trợ quan trọng, không chỉ đơn giản là những ứng dụng cho người dùng thông thường, mà còn hỗ trợ cho việc sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ thể hiện góc nhìn của người viết về VR/AR (khái niệm, cách hoạt động, ý nghĩa, vai trò, xu hướng trong tương lai) cũng như một số gợi ý dành cho các developer quan tâm tới công nghệ này.

Tổng quan một số kiến thức về AR/VR

Để các bạn mới bắt đầu có thể có những khái niệm đơn giản cũng như phân biệt VR AR, người viết sẽ giới thiệu một số khái niệm cũng như ví dụ đơn giản để người đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận hai công nghệ này và thuật ngữ MR – Mixed Reality, công nghệ kết hợp giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường.

VR – Virtual reality – Thực tế ảo

Có thể hiểu nôm na là công nghệ tạo ra một thế giới ảo, mà khi đi vào đó, người dùng có thể dùng các giác quan để cảm nhận được như thế giới thực, thậm chí có thể tương tác qua lại với thế giới ảo đó.

Mục tiêu của VR là làm sao cho người dùng có thể trải nghiệm được “thế giới ảo” một cách “thật” nhất, làm cho người dùng hoà nhập hẳn vào thế giới ảo đó, và quên hết đi thế giới thực tế xung quanh mình. Ví dụ như cho người dùng trải nghiệm cảm giác đứng ở vách đá trong thế giới ảo, hay là đi tàu siêu tốc, người dùng như chơi trò cảm giác mạnh sợ toát mồ hôi mặc dù đáng đứng (hoặc đang ngồi ghế) trong văn phòng. VR tác động đến nhiều giác quan nhất có thể (từ thị giác, thính giác đến khứu giác, thậm chí xúc giác, lực…), và cho phép con người tương tác được với thế giới ảo một cách thuận tiện nhất, chân thực nhất.

VR hiện tại thì smartphone tuy tiện nhưng hơi hạn chế về hiệu năng, để có trải nghiệm tốt nhất, người dùng cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng (máy VR).

AR – Augmented Reality – Thực tế tăng cường

AR được hiểu là công nghệ mang những thứ ảo đưa vào thế giới thật, giúp người dùng nhìn thấy, cảm nhận thấy và tương tác được với các vật ảo đó tại thế giới thật.

Ví dụ điển hình về công nghệ này có thể kể đến là game hiện tại của PokemonGO, tuy nhiên hiện tại các nhà phát triển game vẫn chưa tạo ra một thế giới kết hợp cả thực cả ảo

Mục tiêu của AR là làm sao cho những thứ ảo (được đưa vào thế giới thật) được trở nên thật nhất. Ví dụ như khi bạn thấy một con Pikachu xuất hiện trên đường, mình nhìn thấy nó đứng ở đó, tiến lại gần thì nhìn thấy rõ hơn, thấy được cả nó đổ bóng ở trên đường, rồi có thể tương tác, dùng tay vuốt lên đầu nó được.

AR nhận biết được thế giới thật ra sao, từ đó dựng được lên mô hình một phần của thế giới thật (mặt đất, tường, các chủ thể, ánh sáng….) trong thế giới ảo của nó, và các đối tượng ảo sẽ tương tác với thế giới ảo đã được dựng nên.  Kết quả người dùng cảm thấy các đối tượng ảo như là đang tương tác với thế giới thật mà chúng ta đang sống vậy.

AR hiện tại thì phổ biến trên Smartphone hơn cả. Và ngày càng được nâng cao chất lượng.

MR – Mixed Reality

Hãy tưởng tượng, thế giới ảo của VR lồng được hình ảnh của người dùng và một phần không gian thật vào thế giới này, thì hẳn thế giới đó sẽ vô cùng phức tạp nhưng không kém phần thú vị. Trong khi đó, nếu ta nhận biết được hoàn toàn thế giới thật, song song với đó là thế giới ảo thị – điều mà hiện là Hololens của Microsoft hay Google Tango – phiên bản Hololens trên điện thoại đã làm được thì quả thật thú vị vô cùng.

VR/AR đối với cách mạng công nghiệp 4.0

Như đã đề cập trong phần mở đầu, người viết cho rằng đối với cuộc cách mạng này, VR, AR hay MR không nắm vai trò chủ chốt nhưng hỗ trợ quan trọng, không chỉ đơn giản là những ứng dụng cho người dùng thông thường, mà còn hỗ trợ cho việc sản xuất.

Điểm nổi bật của VR là tạo ra những thứ ảo, môi trường ảo một cách rất thật. Qua đó giúp tái hiện được được những thứ đã có, hoặc trình diễn ra những thứ sẽ dự kiến sản xuất. Hiển nhiên việc phân tích, đưa ra quyết định sẽ được trực quan hơn, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Có môi trường ảo, cũng có nghĩa là con người có thể gặp gỡ, làm việc, trao đổi trực tiếp ở mọi nơi trên thế giới. Việc tạo ra môi trường ảo cũng hỗ trợ điều khiển từ xa dễ dàng, tạo ra nhiều khả năng có thể vươn đến hơn cho việc sản xuất. Khi có nhiều khả năng có thể vươn đến hơn thì hiển nhiên cơ hội để phát triển xa hơn sẽ có nhiều hơn.

Trong khi đó, AR có ưu điểm là đưa thêm được nhiều thứ ảo vào thế giới thật. Vậy thì việc sản xuất sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều nếu như nhìn vào máy móc, thiết bị nào cũng có thể thấy được đầy đủ các thông tin chi tiết, trạng thái ra sao, cần phải nâng cấp như thế nào…. Rất tiện lợi, tiết kiệm được thời gian, tăng độ chính xác cho công việc.

Từ AR/VR lên MR, ta cũng có thể trao đổi về những thứ ảo (ở xa, hoặc những thứ chưa có) một cách trực quan hơn, thật hơn (tương tự như thế giới ảo trong AR, nhưng nó được hiển thị ngay ra ở thế giới thực), và hiển nhiên là có nhiều hiệu quả tích cực.

Thực tế phát triển của AR/VR hiện nay

Hiện tại, để trải nghiệm ứng dụng VR, có một số thiết bị phổ biến như:

  • GoogleCardboard: giá thành từ khoảng 5USD đến 60-70USD. Bạn chỉ cần có 1 smartphone gắn vào là chạy được. Tuy đơn giản nhưng có thể cho ta trải nghiệm về góc nhìn 360 độ với những gì thấy được, nghe được như thật. Ứng dụng có ở cả store của Android và iOS. Có thể xem các video360 cảm giác mạnh, hay là lạc vào thiên hà với Deep Space Battle VR
  • GearVR: thiết bị hỗ trợ trải nghiệm VR đặc biệt dành riêng cho Samsung. Giá thành tầm khoảng hơn 100USD. Về cơ bản giống với GoogleCardboard nhưng chất lượng tốt hơn hẳn về hiển thị, góc nhìn, tương tác. Đặc biệt có thêm cả Controller bên ngoài. Đặc biệt GearVR có hẳn store riêng, và khi đeo vào thì cũng coi như vào thế giới VR của Gear luôn, có thể thao tác, đi ra đi vào thế giới của từng game, app được, rất thuận tiện. Từ GearVR lobby có thể mở TempleRun, đồi cũng tại đó thoát ra, đổi sang xem phim 3D, hay chuyển sang app đi du lịch….
  • HTC Vive (HTC và Valve kết hợp) và OculusRift (Facebook Oculus) và PlayStationVR (Sony): cho phép trải nghiệm VR với cấp độ thực hơn rất nhiều. Người dùng di chuyển bên ngoài thế giới thực như thế nào thì bên trong thế giới ảo cũng nhận được cảm giác tương tự rất thực, có thêm 2 controller giống như 2 tay của mình vậy. chơi game bắn súng VR online, thò đầu ra bắn rồi lại thụt vào, nghiêng người tránh, ném lựu đạn… phê lắm. Hệ thống game, app lớn, đa dạng nhưng có điều giá thành hơi chat. Rẻ nhất là PSVR khoảng 300USD, Oculus Rift 400USD, HTC Vive 600USD. 2 thánh HTC Vive và OculusRift thì còn cần kết nối với PC (cấu hình cao) nữa nên cũng hơi mệt. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng có 1 số phòng game thực tế ảo, có thể đến đó trải nghiệm được (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có).
  • Ngoài ra còn có GoogleDayDream, OculusGo (được công bố tại Oculus Connect 4, hy vọng cuối 2017 ra lò) và nhiều thiết bị khác nữa.

Hầu như hiện tại AR đều gắn với Smartphone. Trên store của Android và iOS đều có. Đặc biệt hiện tại những ai có iPhone chip A9 (6S và 5SE trở lên) và dùng iOS11 trở lên đều có thể tải các Game, App sử dụng ARKit về, nổi bật là AR Dragon. Phía Google thì đang phát triển ARCore, hy vọng sẽ sớm release để anh em dùng. Còn hiện tại thì search AR trên GooglePlay thì cũng có 1 lượng không nhỏ game, app AR, cũng có thể trải nghiệm được (PokemonGo chẳng hạn).

Còn nếu có cơ hội, bạn đọc hãy thử trải nghiệm với Hololens nhé. Cuối 2017, đầu 2018 là sự đổ bộ của một loạt các thiết bị Windows Mixed Reality giá thành không quá cao, rất đáng để thử.

Tương lai VR/AR

Trong tương lai, VR/AR/MR có lẽ sẽ hướng đến tính ứng dụng, giáo dục, giải trí nhiều hơn, nó sẽ là các sản phẩm tác động trực tiếp vào đời sống của con người, đi đến từng gia đình, từng cơ quan, trường học, …. đồng hành cùng mọi người khi ra khỏi nhà, đem đến những tiện lợi, những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Trước mắt, hy vọng sẽ ra đời các thiết bị có thể đem đến cảm giác thực hơn, tác động vào các giác quan với chất lượng tốt hơn.

Bên cạnh đó thì về phía xử lý cũng sẽ có cải thiện đáng kể. Việc nhận diện thế giới thực của Mobile sẽ tốt hơn (ArCore, ArKit). Các giải thuật nhận biết cử chỉ tay, nhận biết trạng thái khuôn mặt, nhận biết toàn bộ cơ thể người cũng sẽ phát triển để con người có thể dùng tay, chân (thậm chí cả body) tương tác với VR, AR một cách tự nhiên, hiệu quả không thua kém việc dùng phần cứng bổ trợ như hiện tại.

Có thể trong 1-2 năm nữa game, app AR sẽ phủ sóng rộng rãi trên cả 2 hệ sinh thái Android và iOS, đó là thị trường tiềm năng cho rất nhiều nhà phát triển game và app mobile.

Làm VR/AR bắt đầu từ đâu?

Hiện tại, để bắt đầu, người viết nghĩ các dev nên đi từ Smartphone, vì gần như ai cũng có và nó cũng là loại hình VR, AR đơn giản nhất, dễ nghĩ, dễ dev nhất. Với thiết bị này, ta có thể làm các ứng dụng VR với GoogleVR (Cardboard), hoặc là dứng dụng AR với ArCore (cho Android) và ArKit (cho iOS).

Công cụ phát triển: nên dùng Unity vì nó có cộng đồng rất lớn, support, cập nhật rất nhanh, tutorial thì cũng đảm bảo đầy đủ, follow hết thì có thể làm được một game, app đơn giản, chạy được. Có vấn đề thì hỏi trên forum có thể nhận được câu trả lời sau vài tiếng.

Link tutorial và forum:

  • GoogleVR: https://developers.google.com/vr/unity/
  • Android ArCore: https://developers.google.com/ar/develop/unity/getting-started
  • iOS ArKit: https://blogs.unity3d.com/2017/09/12/get-ready-to-launch-your-arkit-app-on-ios11/
  • Forum: https://forum.unity.com/forums/ar-vr-xr-discussion.80/

Những chia sẻ trên là những gì người viết biết được, là ý kiến chủ quan, có thể không hoàn toàn đúng hẳn về mọi mặt với AR, VR (xin mọi người góp ý thêm nhé). Mong rằng thông qua một góc nhìn về VR, AR này, mọi người có thể tiếp cận đến VR, AR, MR dễ hơn, biết đâu được sẽ có cộng đồng VR, AR lớn mạnh (cả về việc sử dụng lẫn phát triển, kinh doanh các device, game, app về VR, AR).