Trí tuệ nhân tạo (P.4)
Posted by: Hadmin | On: 12th Aug, 2021 | Bài Viết, Trí tuệ nhân tạoChúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu những ứng dụng mới nhất, và đáng ngạc nhiên nhất mà A.I làm được, thiên về lĩnh vực A.I có thể “nhận diện và xử lý hình ảnh, chữ viết, âm thanh, giọng nói, từ đó sáng tạo ra nội dung” nhé.
Phần 1: tìm hiểu các khái niệm cơ bản về A.I Phần 2: ứng dụng A.I Phần 3: ứng dụng A.I (cont.)
Pinterest Lens — Sứ mệnh kết nối dữ liệu hình ảnh từ hai thế giới thực — ảo
Con người chúng ta giao tiếp phần lớn qua hình ảnh. Chúng ta dùng mắt để cảm nhận rằng một thứ có tốt hay không, có phù hợp với mình hay không, đều phải qua cái nhìn đầu tiên.
Khi nhìn thấy một đĩa pasta ngon lành, một chiếc váy xinh xắn, hay chiếc ghế tinh xảo, hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu: đây là gì? của ai làm ra? giá bao nhiêu? mua ở đâu? có những thứ tương tự như vậy không… Và ở một thời đại mà ai cũng có smartphone, ai cũng có thể chụp ảnh được thì lưu giữ lại hình ảnh để tìm thông tin là một việc quá dễ dàng và cần thiết.
Tuy nhiên, từ việc “nhìn thấy” với việc “mô tả cái mình nhìn thấy” để Internet, hay thế giới ảo có thể hiểu được là một vấn đề nhức nhối. Google search tuy mạnh mẽ, nhưng khi ta muốn tìm hiểu thêm về “thứ mình đang nhìn thấy”, thì câu từ bình thường lại trở nên quá bất lực.
Vì lẽ đó, Pinterest đã tạo ra Visual Lens — một tính năng ứng dụng A.I để đưa khối dữ liệu hình ảnh khổng lồ mà Pinterest có, để giúp ta tìm và khám phá thêm ý tưởng, nguồn cảm hứng từ những vật ta đang nhìn thấy trước mặt, bằng một cách không thể nào tự nhiên và dễ dàng hơn: chỉ việc cầm camera hướng vào vật thể, và A.I sẽ nhận biết được chính xác đó là gì, và đưa ra những hình ảnh khác liên quan, như bộ sưu tập của vật đó, cách phối món đồ với nhau, hình ảnh nghệ thuật, sáng tạo đó vật đó… Và đó chính là tiêu chuẩn của việc tìm kiếm trong tương lai.
Pinterest thật sự đang ở trong một sứ mệnh kết nối và số hóa tất cả những vật thể, hình ảnh trên đời, nhằm đem lại giá trị tuyệt vời cho người dùng.
Nhưng… làm thế nào để A.I có được một kho dữ liệu khổng lồ được số hóa kỹ càng để nhận biết được gần như tất cả mọi thứ trên đời?
Là do chúng ta đó!
Hãy nhớ tới lần một website bắt bạn phải chọn trong 9 ô hình xem ô nào có vật thể “xe ô tô” trong đó, hãy mỗi lần đăng nhập vào Vietcombank, luôn có hình ảnh một dãy số khó nhìn và bạn phải nhập đúng các chữ số đó vào ô để đi tiếp. Những hành động nhỏ nhỏ đó, thực chất là bạn đang cầm tay “dạy” cho máy biết về từng hình ảnh, từng con số ở đời thật (hình ảnh dãy số khó nhìn đó là những hình scan trong một cuốn sách nào đấy trên thế giới), và đó là cơ sở để các máy chủ và các con A.I học với tốc độ khủng khiếp.
Đặc biệt, với Pinterest, nơi mà trong rất nhiều năm qua, hàng triệu người dùng đã tải lên hàng tỉ tỉ hình ảnh đủ thể loại (thời trang, đồ ăn, nội thất…) và tất cả chúng đều được dán nhãn số hóa (label) một cách cẩn thận bởi chính người dùng khi ta đặt caption, đặt tên board… Vì thế, thực chất, A.I không thể nào nhận biết được trong hình đang có vật thể gì, nhưng nó đã học từ các caption của người dùng, hàng tỉ caption như thế, để cho ra công thức gần đúng nhất để nhận diện vật thể.
Hãy tải Pinterest và dùng thử tính năng Pinterest Lens nhé, điều kì diệu sẽ xảy ra!
Nutella với 7 triệu packaging artwork tạo ra bởi A.I
Ở Ý, hãng sản xuất bơ đậu phộng nổi tiếng Nutella đang suy nghĩ về một cách mới để lôi kéo khách mua thêm nhiều hộp bơ hơn nữa. Trong siêu thị thì bề ngoài (packaging) luôn là một yếu tố quan trọng cho quyết định mua hàng, nhưng bơ đậu phộng thì… có gì đâu mà làm cho đẹp được?
Ogilvy & Mather ở Ý đã đưa ra một ý tưởng khá điên rồ: hay là mình thử tạo ra những artwork packaging ngẫu hứng, để làm cho diện mạo của sản phẩm trông tươi sáng, vui vẻ và thật độc, thật đặc biệt cho từng người mua, không ai giống ai? Họ đã tạo ra những pattern và màu sắc và đưa và cơ sở dữ liệu để máy học, và máy tự xáo trộn ngẫu hứng để tự tạo ra các artwork hoàn chỉnh.
Kết quả thật đáng ngạc nhiên, 7 triệu artwork khác nhau đã được tạo ra, mỗi cái đều có sắc thái riêng, và trên hết là đều on-brand guideline và đều đẹp theo những phong cách rất lạ, mà với những designer bình thường sẽ không thể nào làm ra được, và trên hết là chúng được làm ra chỉ với một cái bấm nút.
7 triệu hũ bơ được người dùng đón nhận một cách nồng nhiệt vì quá đẹp và quá… lạ, thậm chí, nó tạo nên một làn sóng viral cho việc đi “sưu tầm” những phiên bản giới hạn nữa. Thật đáng khâm phục cho quyết định rất mạo hiểm này của cả Ogilvy và Nutella.
Cartoonify
Cartoonify là một thử nghiệm của Google giúp biến hình thật thành tranh vẽ hoạt hình của em bé 3 tuổi bằng cách ứng dụng A.I nhận diện hình ảnh. Thử nghiệm này tuy có vẻ rất ngây ngô và vô nghĩa, nhưng nó cho chúng ta thấy rằng: A.I thật sự đang phát triển, và nó được thiết kế để cho ra những ứng dụng gần gũi nhất, ai cũng có thể dùng được, ai cũng có thể tiếp cận với A.I. Và khả năng nhận diện của A.I cũng rất… đáng ngạc nhiên.
Thử ở đây nhé.
Triển lãm tranh của robot A.I
Từ việc A.I có thể vẽ ra những hình hoạt hình đơn sơ kia, gần đây, A.I đã tiến triển đến mức có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thật sự, như Van Gogh hay Picasso. Một triển lãm tranh vẽ của robot đã được tạo ra, và những tác phẩm robot A.I vẽ ra, có cái thì chân thực và tinh xảo, có cái lại… đưa ra những hình ảnh concept khó hiểu, huyền bí mà chắc chắn là không ai dạy được. Vậy liệu… trí tuệ nhân tạo này đã phát triển, hay tự phát triển ngầm tới bước nào rồi?
Tạm kết
Tiếp tục, tuần sau về một lĩnh vực ứng dụng khác của A.I nhé, đó là “Personalization”